Biến động của thị trường bất động sản hậu covit-19
Theo kết quả nghiên cứu thị trường của công ty uy tín trong lĩnh vực BĐS, cho thấy giá bán trung bình mỗi m2 căn hộ tại TP.HCM nằmg trong khoảng 53trđ/1m2, tại Hà Nội mức giá có vẻ “dễ thở” hơn là 34trđ/1m2.
Lượng giao dịch BĐS bị giảm sút trong năm vừa qua tuy nhiên giá nhà tại Hà Nội và TP.HCM vẫn tăng liên tục với mức tăng 10-17%. Nguyên nhân của vấn đề này được các chuyên gia kinh tế cho rằng là dư địa ngày càng bị thu hẹp, nguồn cung dự án mới thiếu hụt. Thêm vào đó là gia tăng chi phí xây dựng dự án như: sự tăng giá của các vật liệu xây dựng, giá nhân công tăng, lạm phát cao làm cho giá bán ngày càng được đẩy lên.
Một số ý kiến phân tích, 2 năm gần đây những doanh nghiệp đầu đàn về lĩnh vực BĐS bắt đầu dẫn cuộc chơi về giá. Các quỹ đất nằm ở toạ độ vàng đa số nằm trong tay của những chủ đầu tư lớn, có tiềm lực về tài chính. Lúc này họ lập ra mức giá cao vượt trội so với mặt bằng chung. 2 năm về trước mức giá cao nhất của mỗi m2 căn hộ là 200trđ/1m2, đến nay giá đã tăng đột biến lên gấp 2-3,5 lần chạm ngưỡng 400-700tr/1m2. Có nên mua đất thời điểm này 2022 ?
Dự báo giá nhà tiếp tục tăng
Theo điều tra phân tích thị trường, nhận thấy được nguồn cung trên thị trường có xu hướng sụt giảm mạnh và chạm đáy thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, trong thời gian dịch bệnh hoành hành rất ít dự án có thể hoàn thành được vì thế nguồn cung ở thời kì này đa số là hàng tồn lại ở các quý trước. Chủ đầu tư muốn đáp ứng nhu cầu cho khách hàng nên họ nâng cao chất lượng từng căn, tích hợp những tiện ích hiện đại, điều kiện bào giao tốt nhất đến khách hàng làm cho giá mỗi căn cũng từ đó mà tăng theo.
>>> Xem thêm: Phân tích định hướng chiến lược đầu tư Sun Group tại Thanh Hóa
Báo cáo thị trường BĐS 2021 cho thấy tại nhiều tỉnh thành đã xảy ra tình trạng khách đã trúng thầu nhưng vẫn bỏ cọc. Điều đáng nói ở đây là những lô đất đó được trả giá cao, có khi cao gấp 2-5 lần so với mức giá khởi điểm khi thị trường BĐS đang trong cơn sốt. Đến khi thị trường trầm lắng, không có khách hỏi mua, NĐT đã cọc rồi nhưng không còn tiền trúng đấu giá nên đành bỏ cọc. Bản chất của những NĐT này là dùng đòn bẩy tài chính, vay mượn để lướt sóng khi thị trường đang trong giai đoạn tăng nhiệt, có người cọc 5-10 lô đất với số tiền 1 tỷ để bán nhanh rút gọn thu lợi nhuận ngay. Thị trường vỡ, họ hết tiền vào dẫn đến tình trạng chấp nhận bỏ cọc để “bỏ của chạy lấy người”.
Điều này làm ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút đầu tư tại các địa phương và làm lỡ cơ hội cho những người thực sự muốn mua đất. Đây chính là thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam 2021. Để hạn chế tình trạng này 1 số địa phương đã chấn chỉnh bằng cách đưa ra yêu cầu NĐT phải đặt trước 20% giá trị lô đất (20% giá khởi điểm) khi đấu giá, hoặc siết chặt tình trạng đầu cơ gây lũng đoạn thị trường bất động sản.
Nhiều lô đất bị bỏ cọc
Tình trạng rao bán cắt lỗ khá phổ biến hiện nay, đây được gọi là một “mánh khoé” để thu hút sự chú ý của khách hàng giữa hàng triệu tin rao vặt bán BĐS trên truyền thông. Trên thực tế, có thấy có trường hợp rao bán cắt lỗ thật, song đó là trường hợp rất hiếm. Người bán chỉ thật sự bán cắt lỗ khi lô đất đó chưa đầy đủ pháp lý, đất ở những nơi có cơ sở hạ tầng kém, khu vực thưa thớt dân cư hoặc những dự án chậm trễ tiến độ,… Còn những dự án đầy đủ pháp lý, nằm ở vị trí đắc địa thì mức giá không hề giảm thậm chí còn luôn được đẩy lên cao.
>>> Xem thêm: Bất động sản Sầm Sơn sẽ hóa rồng khi sông Đơ tái sinh
Bất động sản luôn là kênh đầu tư hàng đầu của giới nhà giàu vì đây là một nơi trú ẩn an toàn cho tiền mặt và biên lợi nhuận cực kì cao. Nhận định thị trường BĐS 2022 cho rằng trước khi dịch BĐS ở một số vùng có xu hướng tăng giá dần dần, đến khi dịch bùng mạnh thị trường BĐS gần như bị đóng băng do phải giãn cách xã hội. Nhiều người đặt kỳ vọng khi dịch được khống chế, vaccine được phủ rộng trên cả nước là lúc, hàng loạt dự án lớn đồng loạt triển khai tại Thanh Hóa, BĐS lại tăng nhiệt trở lại như một chiếc lò xo bị nén chặt sẽ có đà để bật lên cao.
Chính sách tiền tệ được nới lỏng, chính phủ bơm tiền ra thị trường nhằm cứu những doanh nghiệp đang điêu đứng trước dịch bệnh làm cho lãi suất ngân hàng giảm kỉ lục. Những nhà đầu tư thông minh là những người biết vận dụng đòn bẩy tài chính tốt, khi lãi suất dao động chỉ từ 3,7%/ năm - 4,5%/năm là điều kiện thuận lợi để những nhà đầu tư xuống tiền vào BĐS.
Khi quỹ đất ngày càng hẹp, dân số ngày càng đông, cầu lớn hơn cung mà chẳng có sản phẩm nào thay thế thì giá đất lại càng ngày tăng lên. Trên đây là những biến động của thị trường bất động sản hậu covit 19. Hy vọng sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn đọc hiểu hơn về thị trường bất động sản để có những quyết định đầu tư đúng đắn trong tương lai.
>>> Xem thêm: Các CEO dự báo thị trường bất động sản năm 2022