Làm thế nào khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị cấp sai?

21/10/2021 ,17:07
Cấp sai thông tin bìa đỏ hay SAI THÔNG TIN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT không phải là chuyện hiếm gặp. Vậy khi gặp trường hợp đó bạn phải làm gì? Bài viết này sẽ đưa ra cho bạn câu chuyện thú vị về vấn đề sổ đỏ bị cấp sai thông tin, những điều cần biết.

Sổ đỏ nhà đất hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là một trong những giấy tờ quan trọng bậc nhất chứng minh quyền sở hữu bất động sản của cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (bìa đỏ) bị cấp sai thông tin... sự sai thông tin có thể do lỗi đánh máy, lỗi sai vị trí hay diện tích... Vậy khi trường hợp đó sảy ra với bạn, bạn sẽ làm gì?

Tất nhiên không còn cách nào khác, chúng ta phải thay đổi lại thông tin cho đúng với thông tin chính xác thực tế để tránh những loằng ngoằng pháp lý sau này. Dưới đây là quy trình cụ thể để bạn tìm lại thông tin chính xác cho sổ đỏ hay bìa đất của bạn.

Làm gì khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị cấp sai?

Làm gì khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị cấp sai?

Câu chuyện: Đầu năm 1995 anh Tùng quê (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) có mua 1 mảnh đất ruộng với diện tích khoảng 730 m2 bằng giấy tờ viết tay. Đến năm 1999, anh quyết định làm sổ đỏ lên để đất thổ cư theo yêu cầu của nhà nước thời điểm bấy giờ. Anh Tùng đã được cấp sổ đỏ (Bìa sử dụng đất) với diện tích là 720 m2 và đóng thuế đất từ đó đến năm 2016. Thửa đất gia đình anh Tùng ở không phát sinh tranh chấp, hay liên quan khiếu kiện gì.

Đến năm 2018, bố anh Tùng muốn tách sổ, chia cho anh Tùng một nửa (1/2 diện tích đất) để anh Tùng xây nhà ra ở riêng, thì lúc này phát hiện ra sổ đỏ nhà mình bị cấp nhầm vị trí thửa đất của người khác. Anh Tùng đến UBND xã để yêu cầu giải quyết khiếu nại thì Xã cho biết phải thu hồi lại (sổ đỏ / bìa đỏ) đã cấp mới có thể sửa đổi.

>>> Câu chuyện đáng nói là: Sau khi xác minh thửa đất ở thổ cư của nhà anh Tùng, thì UBND xã sở tại cho biết chỉ cấp lại sổ đỏ, bìa đất đất thổ cư cho gia đình anh Tùng với diện tích là 400m2 theo luật mới. Anh Tùng thắc mắc với quyết định giải quyết như trên, Anh tùng khiếu nại về việc trách nhiệm của UBND xã giải quyết cho mình như vậy là đúng không? Diện tích đất ở ở thời điểm trước làm lại sổ và sau khi thay đổi thông tin bỗng dưng bị "thâm hụt" lên đến 330m2. Với trường hợp này thì anh Tùng cần làm gì để đòi lại quyền lợi chính đáng cho gia đình mình?

Về câu chuyện của Anh Tùng và gia đình anh Tùng được Luật sư (Thẩm phán tòa án huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) Nguyễn Thanh Huyền - trả lời giải đáp như sau:

1. Đúng quy định khi UBND xã thu hồi lại sổ đỏ đã cấp sai.

Việc UBND xã nơi vị trí đất của anh Tùng thu hồi lại sổ đỏ đã cấp sai trước đây là đúng luật. Căn cứ Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trong trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền cấp, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng số liệu diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp phát, không đúng mục đích sử dụng đất, quá thời hạn sử dụng đất hoặc sai nguồn gốc sử dụng đất. Trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó đã thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền cho người khác.

Việc thu hồi sổ đỏ trước đây đã cấp cho anh Tùng là do cơ quan có thẩm quyền quyết định sau khi đã có kết luận về việc sai thông tin của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết các tranh chấp về tài sản đất đai.

Tuy nhiên, áp dụng trường hợp theo Khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung theo nghị định 43/2014/NĐ-CP thì người sử dụng đất bị cấp sai thông tin có quyền khiếu nại đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình không được đảm bảo.

2. UBND xã chỉ cấp lại cho anh Tùng đất thổ diện tích 400 m2 là có cơ sở pháp lý

Theo quy định mới về hạn mức giao đất ở, hạn mức giới hạn công nhận đất ở, diện tích đất ở thổ cư tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân định cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì:

“Điều 3. Hạn mức giao đất ở:

1. Hạn mức giao đất ở tại nông thôn tại khoản 2 Điều 143, Luật Đất đai 2013 được quy định cụ thể như sau:

a) Các xã đồng bằng: Hạn mức giao đất ở không quá 300m2/hộ.

b) Các xã trung du, miền núi, hải đảo: Hạn mức giao đất ở không quá 400m2/hộ.

2. Hạn mức giao đất ở tại đô thị tại khoản 4 Điều 144, Luật đất đai 2013 được quy định cụ thể như sau:

a) Khu vực có hạn mức giao đất ở không quá 120m2/hộ: Đất bám quốc lộ, tỉnh lộ; đường giao thông (đường bộ) có chiều rộng mặt đường lớn hơn hoặc bằng 3m, ô tô đi lại thuận lợi, đất bằng trong khu tập trung đông dân cư hoặc trung tâm các phường, thị trấn.

b) Khu vực có hạn mức giao đất ở không quá 200m2/hộ: Đất có địa thế tương đối bằng phẳng, có đường đi lại thuận lợi, có chiều rộng mặt đường nhỏ hơn 3m.

c) Khu vực có hạn mức giao đất ở không quá 300m2/hộ: Đất trên đồi hoặc trong thung lũng, địa hình tương đối phức tạp, đi lại khó khăn.

d) Khu vực có hạn mức giao đất ở không quá 400m2/hộ: Đất khu vực đồi núi cao hoặc thung lũng sâu, địa hình phức tạp, giao thông đi lại rất khó khăn”.

Do anh Tùng ở (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) thuộc khu vực các xã trung du, miền núi... nên UBND xã sau khi thu hồi sổ chứng nhận quyền sử dụng đất cũ với diện tích 720 m2 và cấp lại sổ đỏ mới với diện tích 400m2 là đúng luật, theo quy định về giới hạn cấp đất thổ cư cho mội hộ gia đình.

Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn Bds36.vn