Bất động sản những năm trở lại đây đang là lĩnh vực được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây không chỉ là một thị trường “ăn chắc mặc bền” mà nó còn mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Những chiêu trò lừa đảo trong mua bán nhà đất hiện nay
Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm hay sự thận trọng trong việc mua bán nhà đất. Việc dính phải cạm bẫy và các chiêu trò của kẻ xấu là điều rất khó tránh khỏi. Hãy cùng Bds36.vn tìm hiểu những hình thức lừa đảo trên thị trường bất động sản hiện nay.
Đây có lẽ là chiêu trò lừa đảo nhà đất phổ biến và đã xuất hiện từ khá lâu. Tuy nhiên hiện nay vẫn rất nhiều người dính phải những ”cạm bẫy” của hình thức này.
Thông thường, những kẻ xấu sẽ đăng bài rao bán nhà đất trên mạng xã hội với giá rẻ, chương trình ưu đãi hấp dẫn để gây chú ý tới người mua. Hàng loạt tài khoản ảo rao bán chung một sản phẩm bất động sản. Đợi những khách hàng tìm đến, đối tượng sẽ tiếp cận và dùng những lời nói “ngon ngọt”.
Sau đó hướng dẫn khách hàng đặt cọc và thanh toán trước. Tất nhiên, khi nhận về khoản tiền cọc từ bạn. Những kẻ lừa đảo này sẽ biến mất mà không để lại bất cứ tung tích nào.
Chiêu trò này sẽ xuất hiện ở cả hai bên bán và mua. Nếu bạn là người mua, những đối tượng lừa đảo sẽ lấy danh nghĩa chính chủ hoặc ủy quyền. Với những giấy tờ và sổ giả, họ sẽ rao bán cho nhiều khách hàng rồi đợi “con mồi cắn câu”. Sau đó lập tức nhận tiền và tẩu thoát.
Cung cấp giấy tờ giả khi mua bán bất động sản xuất hiện ở cả bên mua và bên bán
Nếu bạn là người bán, đối tượng sẽ lấy tư cách là người mua rồi xin được xem sổ đỏ chính chủ. Sau đó, đánh cắp thông tin và đem ra ngoài làm sổ giả. Thậm chí, những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp còn tìm mọi cách tiếp cận bạn và đánh tráo giấy tờ hay sổ của bạn.
Hình thức lừa đảo bất động sản này được nhắm đến các chủ nhà đất có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó như nợ xấu nên bắt buộc phải nhờ người khác đứng ra vay. Đối tượng sẽ lợi dụng lòng tin của bạn, sau đó lập hợp đồng mua bán nhà đất để cam kết tạm thời đứng tên tài sản và vay ngân hàng.
Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng sự tín nhiệm và lòng tin để chiếm đoạt tài sản
Cuối cùng, những kẻ lừa đảo sẽ dùng tài sản vừa được bạn ủy quyền tiến hành mua bán rồi chiếm đoạt số tiền đó. Cách khác, đối tượng vay ngân hàng nhiều hơn số tiền bạn nhờ. Khi vượt quá khả năng chi trả, tài sản của bạn sẽ bị ngân hàng thu lại.
Với hình thức lừa đảo này, những kẻ xấu sẽ cùng nhau phối hợp để diễn những màn kịch. Khi phát hiện khách hàng đang băn khoăn trong việc lựa chọn mảnh đất của họ. Đột nhiên sẽ xuất hiện những đại gia hỏi giá lô đất bạn đang do dự mua với giá cao bất ngờ, khiến bản thân nhầm tưởng đây sẽ là một sản phẩm bất động sản tiềm năng.
Đương nhiên, bạn sẽ cực kỳ sốt sắng và mua mảnh đất đó mà không cần suy nghĩ quá nhiều. Cuối cùng, sản phẩm bạn nhận được chỉ là một lô đất có giá trị thấp hoặc đen hơn sẽ là vướng về mặt pháp lý.
Lừa đảo thông qua vi bằng là hình thức xuất hiện rất nhiều trong thời gian gần đây. Nhắm đến sự thiếu hiểu biết về hình thức lập vi bằng. Các đối tượng xấu sẽ bán cho bạn những lô đất trái phép thông qua hợp đồng mua bán bằng giấy tay với lời cam kết vì đã có vi bằng. Điều này sẽ đem lại rủi ro rất lớn khi bạn có thể bị lừa trắng tay.
Lừa đảo mua bán nhà đất thông qua vi bằng là hình thức rất phổ biến hiện nay
Vi bằng thực chất không phải là hợp đồng hay giấy tờ giao dịch. Vi bằng chỉ là văn bản do cơ quan thừa phát lập lại, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ cho việc xét xử chứ không phải đại diện pháp lý mua bán nhà đất.
Mọi hình thức mua bán bất động sản đều phải thực hiện qua hợp đồng mua bán. Lập vi bằng chỉ là ghi nhận việc bàn giao tài sản để làm chứng cứ nếu có tranh chấp sau này. Thực chất vi bằng không có giá trị trong giao dịch bất động sản.
Trên đây là những chiêu trò lừa đảo trong mua bán bất động sản phổ biến hiện nay. Hãy cảnh giác để không có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tham khảo thêm kinh nghiệm mua bán bất động sản để có thêm những nguồn kiến thức giá trị.