Đây được xem một trong những chương trình nhà ở mang ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong nhiều thập kỷ qua, mô hình này được rất nhiều nước lớn trên thế giới quan tâm và phát triển thành công có thể nói đến như: Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc...
Tại Việt nam nhà chương trình này đã trải qua khoảng 12 năm. Bên cạnh những kết quả tích cực quá trình triển khai và thực hiện các chính sách này đã gặp không ít các hạn chế và thách thức.
Trước hết, cơ chế - chính sách nhà ở xã hội còn gặp nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn như: thời gian xin cấp phép đầu tư quá dài, quy trình thủ tục hành chính khá phức tạp. Ngoài ra, các chính sách ưu đãi và hỗ trợ vay vốn chưa đủ để hấp dẫn để thu hút chủ đầu tư triển khai dự án.
Những khó khăn trong dự án xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân
>> Xem thêm: 3 lý do nên rót vốn vào thị trường bất động sản
Do quá trình làm thủ tục pháp lý còn phức tạp nên việc tổng hợp chi phí đầu vào đối với chủ đầu tư còn khá khó khăn. Điều này gây mất thời gian hơn cho quá trình xác định giá thành sản phẩm và làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Bên cạnh đó, vấn đề liên quan đến quy định khung giá căn hộ thuộc dự án không vượt quá 16 triệu đồng/m2 không còn phù hợp với bối cảnh thị trường hiện này bởi chi phí đầu vào liên tục tăng cao.
Loại hình này dần kém hấp dẫn khi chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất phát triển dự án nhưng lợi nhuận phát triển lại bị giới hạn ở mức 10% tổng chi phí đầu tư. Do vậy, thay vì triển khai dự án để tối ưu hiệu quả kinh doanh thì hầu hết các chủ đầu tư sẽ lựa chọn phương án nộp phí/lệ phí cho phần diện tích đất dùng làm nhà ở xã hội.
Đối với người mua nhà, khả năng tiếp cận sản phẩm còn hạn chế do thông tin về dự án chưa được công bố rộng rãi, quy trình thẩm định, chọn đối tượng và xét duyệt còn phức tạp trong các gói vay ưu đãi.
Nhà ở là điều kiện quan trọng để phát triển nguồn lực con người. Bảo đảm tốt vấn đề này sẽ giúp người lao động ổn định sức khỏe góp phần tạo nguồn lực lao động chất lượng cho xã hội.
Hơn hết việc cải thiện chỗ ở cho công nhân, người thu nhập thấp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Để có thể khắc phục những tồn đọng, bất cập trong dự án xây dựng nhà ở xã hội các chuyên gia đề xuất một số giải pháp.
Theo đó, doanh nghiệp và khách hàng cần được rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, thủ tục pháp lý xây dựng dự án và hồ sơ mua nhà. Đồng thời, cần xây dựng lại khung lợi nhuận phù hợp để thu hút các chủ đầu tư tham gia vào thị trường.
Gỡ nút thắt cho thị trường nhà ở xã hội
>> Xem thêm: Dòng tiền chiết khấu trong đầu tư bất động sản là gì?
Về lâu dài cần sửa đổi các quy định pháp luật liên quan và bổ bung thêm quỹ đất xây dựng dự án. Thêm vào đó, cần quan tâm vấn đề xét duyệt đối tượng khách hàng phù hợp với đặc thù kinh tế từng khu vực, địa phương cũng như vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp và người mua tiếp cận nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi.
Theo số liệu từ Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho thấy, giai đoạn 2011-2020, cả nước đạt 41% kế hoạch riêng TP. Hồ Chí Minh đạt 75% kế hoạch xây nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016-2020 .
Tuy nhiên, kết quả này chưa đáp ứng được hết nhu cầu về nhà lưu trú cho công nhân hiện nay. Do vậy, cần có biện pháp để giải quyết những vướng mắc trong đầu tư dự án nhằm giải quyết những thiết yếu về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp.
Theo Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, hiện các chủ đầu tư dự án còn gặp nhiều vướng mắc như chưa được vay với lãi suất 4,8%. Hơn nữa, quy trình thủ tục đầu tư dự án xây nhà ở xã hội rắc rối hơn thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Trước thực trạng đó, HoREA đã gửi kiến nghị tới Bộ Xây dựng và Chính phủ xem xét đưa ra quy định để xác định nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải bàn giao bằng “quota” 20% số lượng nhà ở hoặc phải dành 20% diện tích đất ở thuộc dự án nhà ở thương mại và cho phép thực hiện hoán đổi số lượng nhà ở xã hội. Nếu không có thể hoán đổi diện tích đất ở khác tương đương với hệ số điều chỉnh giá đất tùy từng khu vực.