Nhiều doanh nghiệp bất động sản lao đao vì tắc nguồn vốn

10/11/2022 ,11:02
Hiện tại, các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn về vấn đề thể chế và vốn, tài chính. Mới đây, Bộ Xây dựng và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có cuộc cuộc họp riêng với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Doanh nghiệp bất động sản lao đao

Theo ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành, là doanh nghiệp trực tiếp tham gia cuộc họp cho biết, nhiều kiến nghị xoay quanh vấn đề vốn, tài chính. Ông Nghĩa chia sẻ, hiện tại các doanh nghiệp có nhiều kỳ vọng về các vấn đề pháp lý sẽ được tháo gỡ để thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh.

Một lãnh đạo doanh nghiệp phía Nam cũng chia sẻ, vì gặp khó khăn liên quan đến vấn đề vốn mà doanh nghiệp vừa phải tạm ngừng kế hoạch đầu tư một số dự án mới. Theo vị này cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang "đau đầu" vì "tắc" tiếp cận vốn ở nhiều kênh, cả trái phiếu lẫn tín dụng bất động sản. 

Cùng vì những khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng khiến tiền không đủ để rót vào dự án. Bên cạnh đó do khách hàng cũng khó tiếp cận vốn nên thanh khoản cho những sản phẩm đã hoàn thiện cũng bị ảnh hưởng. 

Doanh nghiệp bất động sản lao đao

Doanh nghiệp bất động sản lao đao

>>Xem thêm: Định giá đất theo sát thị trường ngăn ngừa tình trạng đầu cơ, sốt cao

Theo chia sẻ của một nhà lãnh đạo cho biết, trong 20 năm làm doanh nghiệp ông hiếm thấy hiện tượng thị trường thiếu vốn như hiện nay. Theo ông, hiện có ba kênh để doanh nghiệp hút vốn là ngân hàng, chứng khoán và trái phiếu. 

Tuy nhiên, hiện tại cả ba kênh trên đều đang kẹt cứng. Doanh nghiệp của ông đã phải bán bớt tài sản, nhà ở với chiết khấu sâu và phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động đến 50% để duy trì hoạt động. 

Theo Bộ Xây dựng cho biết, quý III năm nay, các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục gặp phải những khó khăn trong huy động vốn qua phát hành trái phiếu và tiếp cận vốn tín dụng. 

Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục khó khăn

Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản Việt Nam thời gian tới còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp bất động sản Việt Nam dần được cải thiện và đi vào ổn định. 

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thị trường Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật như: 

  • Trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

  •  Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 năm 2023

  •  Kiểm soát cơ cấu lại tín dụng bất động sản để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro

  •  Tiếp tục tạo điều kiện cho vay với lĩnh vực bất động sản theo quy định của pháp luật.

Cần tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp có năng lực để phát triển dự án bất động sản nhằm tăng nguồn cung. Đặc biệt, cần ưu tiên cho vay những dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội với các đối tượng có thu nhập trung bình, thu nhập thấp. 

Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn

Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn

>>Xem thêm: Sức hút hấp dẫn của biệt thự mặt tiền biển Vlasta - Sầm Sơn

Đồng thời, huy động vốn trên thị trường chứng khoán, kiểm soát phát hành trái phiếu và hướng dẫn thực hiện hoạt động phát hành trái phiếu đúng quy định, tránh làm cản trở huy động vốn của những doanh nghiệp có đủ năng lực hoạt động kinh doanh hiệu quả. 

Tuy nhiên, Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, hiện tại đang ưu tiên kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn lạm phát nên việc mở rộng tín dụng cho thị trường bất động sản nên sẽ gây khó khăn cho ngân hàng nhà nước trong mục tiêu chính sách tiền tệ. Ngoài ra, việc này còn đi ngược với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Vậy nên cần hết sức thận trọng trong việc điều hành tín dụng. 

Theo thống đốc ngân hàng nhà nước, an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng rất quan trọng. Trong khi đó, tín dụng của lĩnh vực bất động sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện tại ngân hàng nhà nước đang kiểm soát bằng biện pháp gián tiếp và ưu tiên cấp tín dụng những khoản vay cho các nhà ở phân khúc thấp.

Ông  Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đại diện  cho hàng trăm doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn đề nghị Chính phủ xem xét có thể nới trần tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để tăng nguồn vốn lên khoảng 100-200 ngàn tỷ đồng, hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.