Công trình nổi tiếng này tọa lạc trên khu đất rộng 50 ngàn mét vuông, trên đỉnh đồi Singuttara thuộc thành phố Yangon. Được biết, ngọn tháp chính có chiều cao gần 100 mét. Đây không chỉ là kiến trúc đặc trưng của Yangon mà còn là bảo vật kiến trúc quốc gia của Myanmar.
Chùa vàng Shwedagon Yangon được xây dựng từ thế kỷ 6
Được biết, đất nước này đã ban hành quy định về các công trình tại thành phố Yangon không được xây dựng vượt quá chiều cao 160m. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ thì Chùa vàng Shwedagon Yangon được xây dựng từ thế kỷ 6. Năm 1948, công trình này được xuất hiện trong các bản thảo lịch sử khi truyền thống dát vàng lên các tháp Phật được đưa vào sử dụng.
Chùa vàng Shwedagon Yangon
>>Xem thêm: Tòa tháp nghiêng chọc trời Capital Gate ở Abu Dhabi
Ngôi chùa này từng bị phá hủy một phần do chiến tranh và được trùng tu lại nhiều lần do tác động từ thiên nhiên. Tuy nhiên ngôi chùa vẫn đứng vững trên ngọn đồi dù phải trải qua nhiều biến cố. Trải qua nhiều năm công trình này đã trở thành một biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc và công trình Phật giáo linh thiêng bậc nhất của Myanmar.
Được biết, ngôi chùa bảo tồn 4 báu vật Phật giáo là dụng cụ lọc nước của Phật Câu Na Hàm, cây gậy Phật Câu Lưu Tôn, mảnh áo Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Trong khuôn viên chùa là các toà Phật giáo được dát vàng với kiến trúc vô cùng tinh xảo.
Tìm hiểu về kiến trúc ngôi chùa Shwedagon
Du khách khi vào thăm quan chùa sẽ phải bỏ dép bên ngoài và đi trên nền thảm giúp du khách tránh cái nóng từ nền đá. Tòa tháp chính được dát vàng toàn bộ, xung quanh tháp chính là 4 tháp nhỏ nằm 4 hướng. Quanh khuôn viên ngôi chùa Shwedagon là 60 tháp nhỏ.
Tòa tháp gồm 7 tầng được dát vàng
>>Xem thêm: Cung điện Mùa Đông kiến trúc xa hoa nổi tiếng bậc nhất nước Nga
Tòa tháp gồm 7 tầng được dát vàng và trang trí rất nhiều đá quý. Trên tầng cao nhất được khám hơn 1100 viên kim cương. Trên đỉnh tháp gắn 4351 viên kim cương, đặc biệt viên kim cương lớn nhất nặng tới 76 carat.
Ngôi chùa vàng Shwedagon Yangon này là nơi tổ chức các nghi lễ Phật giáo quan trọng của con người Miến Điện có tên lễ Shin Pyu hay còn gọi là lễ xuất gia. Hầu như tất cả người dân Myanmar đều coi trọng chùa chiền. Các nhà sư tại đây thường chăm chút việc lau dọn và bảo quản tài sản rất cẩn trọng. Vậy nên du khách khi tới đây thường tỏ ra rất thích thú và tự hào khi được đến thăm các chùa ở Myanmar.
Nơi đây mang không gian tôn giáo linh thiêng bậc nhất của Myanmar với không gian yên bình, tĩnh lặng, mọi chuyển động đều hết sức nhẹ nhàng. Du khách đi chùa Shwedagon Myanmar cần lưu ý tôn trong các nguyên tắc thuộc về thông lệ để không làm ảnh hưởng đến mọi người cũng như không ảnh hưởng đến lịch trình khám phá của mình nhé!