Chùa Một Cột Hà Nội kiến trúc mang dấu ấn văn hoá ngàn năm

25/10/2022 ,16:16
Chùa Một Cột Hà Nội còn có tên gọi là Nhất Trụ Tháp, Chùa Mật, Liên Hoa Đài, Diên Hựu Tự. Nơi đây là điểm đến tâm linh và biểu tượng văn hoá ngàn năm của Hà Nội. Ngôi chùa nằm trên con phố cùng tên tại Quận Ba Đình, Hà Nội. Với kiến trúc độc nhất vô nhị nơi đây đã thu hút được rất nhiều du khách từ trong và ngoài nước đến thăm quan.

Lịch sử hình thành của chùa Một Cột

Chùa được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết dân gian, nhà vua Lý Thái Tông mơ thấy  Phật bà Quan Âm tọa trên một đài sen và mời nhà vua lên cùng. Khi biết đến câu chuyện này nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá giống trong giấc mơ và đặt tên là Diên Hựu, mang ý nghĩa “phúc lành dài lâu”.  

Chùa được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông

Chùa được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông

Đến năm 1105, thời vua Lý Nhân Tông ngôi chùa này được cải tạo đẹp hơn với hai tháp lợp sứ trắng dựng trước sân. Đến thời Trần – Lê – Nguyễn ngôi chùa bị xuống cấp trầm trọng nên phải tu sửa rất nhiều lần. Cuối cùng ngôi chùa chỉ còn lại kiến trúc Liên Hoa Đài trên cột đá được người đời gọi là Chùa Một Cột

Trong chiến tranh chống Pháp năm 1954, ngôi chùa đã bị phá hủy bởi bom đạn. Sau đó Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho đại trùng tu dựa trên bản vẽ lưu lại từ thời Nguyễn và hoàn thành vào tháng 4/1955. 

Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột Hà Nội

Công trình được xây dựng bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng dựa trên bảng thiết kế từ thời Nguyễn. Dù chỉ là bản tạo lại nhưng chùa vẫn giữ được kiến trúc ấn tượng có một không hai. Tổng thể ngôi chùa tựa như một đài sen gồm kết cấu hình vuông làm bằng gỗ dựng trên một cột chống lớn. Thành hồ được làm từ gạch sành tráng men. 

Tổng thể ngôi chùa tựa như một đài sen

Tổng thể ngôi chùa tựa như một đài sen

Phần mái của Chùa Một Cột được làm từ ngói vảy màu đỏ gạch, bốn góc mái được thiết kế cong vút. Trên nóc mái là bức tượng của “lưỡng long chầu nguyệt” được tác tinh xảo tượng trưng cho sự hoà hợp của vũ trụ và trấn yểm sự linh thương của ngôi chùa. 

Phần mái của Chùa Một Cột được làm từ ngói vảy màu đỏ gạch, bốn góc mái được thiết kế cong vút

Phần mái của Chùa Một Cột được làm từ ngói vảy màu đỏ gạch, bốn góc mái được thiết kế cong vút

Có thể nói công trình nổi tiếng này là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc, hội hoạ và điêu khắc đá. Đi sâu vào khuôn viên du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức hoành phi có tạc ba chữ "Diên Hựu Tự". Nơi đây, mới được xây lại để làm nơi sinh hoạt tôn giáo cho các tăng ni, Phật tử cũng như đón khách du lịch đến tham quan.  

Để đến được chính điện Chùa Một Cột du khách sẽ phải đi qua 13 bậc thang có chiều rộng 1,4m. Được biết, những bậc thang này dù đã được xây dựng từ rất lâu nhưng vẫn giữ được kiến trúc từ thời nhà Lý. 

Để đến được chính điện Chùa Một Cột du khách sẽ phải đi qua 13 bậc thang

Để đến được chính điện Chùa Một Cột du khách sẽ phải đi qua 13 bậc thang

Chính điện Liên Hoa Đài được biết là nơi để thờ Phật Quán Thế Âm với bức tượng Phật sơn son thếp vàng ngự trên một bông sen lớn làm từ gỗ. Ngoài ra, ngôi chùa này còn có một món quà đặc biệt của Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad là một cây bồ đề xanh tốt. 

Chính điện Liên Hoa Đài được biết là nơi để thờ Phật Quán Thế Âm

Chính điện Liên Hoa Đài được biết là nơi để thờ Phật Quán Thế Âm

Trải qua nghìn năm, Chùa Một Cột Hà Nội đã trở thành ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam. Tham khảo thêm những công trình nổi tiếng khác tại trang tin Bất Động Sản 36.