Vốn chủ sở hữu bất động sản (Equity) là sự chênh lệch giữa giá trị thị trường của căn nhà bạn đang ở hữu với số tiền bạn nợ tổ chức cho vay thế chấp. Hiểu một cách đơn giản, đó là số tiền bạn nhận được sau khi đã thanh toán hết khoản vay thế chấp nếu bạn bán nhà.
Ví dụ như: giá trị bất động sản đang sở hữu là 3 tỷ đồng, bạn nợ 2 tỷ đồng vay nhà. Khi đó, vốn chủ sở hữu của bạn là 1 tỷ đồng trong trường hợp bạn bán bất động sản với giá trị thị trường.
Vốn chủ sở hữu (Equity) là sự chênh lệch giữa giá trị thị trường của căn nhà bạn đang ở hữu với số tiền bạn nợ tổ chức cho vay thế chấp
Vốn chủ sở hữu nhà = Giá trị hiện tại của căn nhà - Trừ đi mọi khoản nợ khi mua nhà
Lưu ý: Nếu căn nhà của bạn đã trả hết nợ thì vốn chủ sở hữu của bạn sẽ chính là toàn bộ giá trị của ngôi nhà mà bạn có 100% quyền sở hữu.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vốn chủ sở hữu bất động sản chưa tính đến các chi phí liên quan đến việc bán tài sản. Việc bán nhà sẽ phát sinh một số chi phí khác, chẳng hạn như: phí hoa hồng cho môi giới, thuế bất động sản, các chi phí khác… Do đó, ngay cả khi vốn chủ sở hữu của bạn là 1 tỷ đồng như đã nói trên thì bạn cũng khó bỏ túi được toàn bộ số tiền 1 tỷ đó sau khi trả nợ và hoàn thành giao dịch bán.
Các nhà đầu tư luôn cố gắng để gia tăng vốn chủ sở hữu, càng nhiều càng tốt. Có 2 phương án để gia tăng vốn chủ sở hữu cho bất động sản. Thứ nhất là tăng giá trị bất động sản. Thứ hai là giảm số tiền bạn đang nợ đối với tài sản. Dưới đây là cách để bạn có thể thực hiện hai phương án này:
Những cách để gia tăng vốn chủ sở hữu nhà ở
Thanh toán khoản vay thế chấp hàng tháng: Mục đích là nhằm hướng đến việc giảm nợ và tăng vốn chủ sở hữu của bạn.
Nâng cấp bất động sản: tân trang ngôi nhà, thực hiện các cải tiến thông minh cũng là cách giúp gia tăng giá trị cho bất động sản của bạn. Tuy nhiên, bạn cần nâng cấp những khu vực cần thiết, không nên tốn quá nhiều chi phí cho việc sửa sang nhà trước khi bán.
Thanh toán khoản trả trước lớn hơn: bạn trả trước càng nhiều thì khoản nợ thế chấp sẽ càng nhỏ, tức là vốn chủ sở hữu nhà ở càng gia tăng.
Xem xét các yếu tố bên ngoài: đôi khi giá nhà tăng phụ thuộc vào các yếu bên ngoài, chẳng hạn như nhu cầu thị trường tại địa phương. Nếu ngôi nhà trong cùng khu vực của bạn được bán với giá cao, tức là ngôi nhà của bạn cũng có khả năng bán được với giá cao hơn bình thường.
Vốn chủ sở hữu nhà ở của bạn có thể bị suy giảm trong một vài trường hợp. Chẳng hạn như giá nhà tại địa phương sụt giảm cũng sẽ kéo theo vốn chủ sở hữu của bạn giảm xuống. Bên cạnh đấy, nếu bạn tái cấp vốn cho khoản thế chấp của mình thì vốn chủ sở hữu cũng sẽ giảm. Mặt khác, nếu bất động sản xuống cấp, giá của nó cũng không được như kỳ vọng.
Nếu bạn đang lo lắng về việc vốn chủ sở hữu nhà ở bị “mài mòn”, hãy tìm đến sự hỗ trợ của nhà môi giới chuyên nghiệp. Với trình độ chuyên môn cùng kinh nghiệm của mình, họ sẽ so sánh các bất động sản tương đồng với tài sản của bạn tại địa phương. Từ đó, nhận định giá trị tài sản của bạn để đưa ra phương án rao bán hợp lý.
Cuối cùng, bạn cần lưu ý rằng vốn chủ sở hữu càng nhiều thì lợi tức đầu tư càng cao. Còn nếu vốn chủ sở hữu bị sụt giảm, bạn có thể sẽ bị lỗ khi bán bất động sản.
Nếu bạn là một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, hãy luôn theo dõi và đánh giá vốn chủ sở hữu nhà ở của mình. Nếu nhận thấy mọi thứ đang đi sai hướng cần nhanh chóng hành động để ngăn chặn những tổn thất tài chính khi bạn đã sẵn sàng bán bất động sản.