Theo phương án kịch bản đầu tư của Bộ Giao thông vận tải sẽ xây dựng đường sắt đôi khổ 1.435mm, chiều dài tuyến 1.545km, tốc độ khai thác tối đa 180 - 225 km/giờ, mục đích để vận chuyển hành khách và hàng hóa. Dự án có tốc mức vốn đầu tư khoảng 65 tỷ USD, được phân kỳ đầu tư làm 3 giai đoạn (2025 - 2045).
Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm đầu tư hạ tầng tới đỉnh ray và hệ thống tín hiệu, thiết bị nhà ga, dự kiến chiến khoảng 80% tổng mức vốn đầu tư. Còn lại, nhà đầu tư sẽ mua sắm đoàn tàu, khai thác, duy trì bảo dưỡng và trả phí thuê hạ tầng, chiếm khoảng 20% tổng mức vốn.
Việt Nam sẽ có đường sắt Bắc Nam tốc độ 250km/giờ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá với lựa chọn nêu trên của Bộ Giao thông Vận tải, về cơ bản phù hợp với tốc độ mà đơn vị tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện tại vận tải trục Bắc - Nam đang bị mất cân đối nghiêm trọng, thị phần đường sắt rất thấp, chỉ chiếm 6% khách và 1,4% hàng hóa. Do đó, việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao là rất cần thiết.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là một trong những nền tảng để hình thành trục vận tải khối lượng lớn trên đất liền, kết nối với trung tâm kinh tế dễ dàng, nhanh chóng. Đồng thời, tạo thành trục động lực phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước cũng như các địa phương trên hành lang kinh tế Bắc - Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chặt chẽ, có đủ các số liệu, thông số làm sáng tỏ tính khả thi của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu kết quả đánh giá của đơn vị tư vấn thẩm tra để hoàn thiện.
Trên cơ sở tham khảo các kết quả nghiên cứu của liên doanh tư vấn, thẩm tra báo cáo, nghiên cứu tiền khả thi của dự án, tổng hợp ý kiến phản biện xã hội, ý kiến thẩm định của các thành viên hội đồng thẩm định nhà nước, cơ quan liên quan. Cùng với đấy là đúc kết kinh nghiệm của Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị lựa chọn phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, có tốc độ thiết kế 250km/giờ, dùng để khai thác hỗn hợp tàu khách và vận chuyển hàng hóa.
Tuyến đường sắt dự kiến sẽ bố trí 50 ga dành cho hành khách và 20 ga hàng hóa. Đoàn tàu áp dụng công nghệ động lực phân tán (EMU), hệ thống thông tin, tín hiệu là ETCS cấp 2 hoặc tương đương.
Đánh giá về phương án mà Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn, GS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT đánh giá, đường sắt tốc độ cao phục vụ hành khách và vận chuyển hàng hóa sẽ tăng năng lực vận tải của ngành đường sắt trong tương lai, giúp khắc phục những vấn đề bất cập.
Xét về yếu tố công nghệ, ông Lã Ngọc Khuê đánh giá doanh nghiệp Việt nam sẽ dễ tiếp cận với đường sắt tốc độ 250km/giờ hơn. Bên cạnh đấy, khoảng cách giữa các ga trên trục Bắc - Nam khá ngắn, chỉ 40 - 50km nên tốc độ của tàu nói trên là hợp lý, dễ dàng điều khiển khi tăng giảm tốc độ. Theo ông Khuê: "Nhiều năm nữa, tàu tốc độ 250km/giờ vẫn phù hợp chở khách và hàng hóa, chúng ta không bị lạc hậu so với thế giới".
Kết quả nghiên cứu độc lập của liên doanh tư vấn thẩm tra đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam cũng đánh giá dự án rất khả thi với phương án khai thác hỗn hợp. Theo đó, tàu khách và tàu hàng cao tốc với vận tốc 225km/giờ và tàu khách liên vùng, tàu hàng container với vận tốc 160km/giờ góp phần chia sẻ gánh nặng vận tải bằng đường bộ, hỗ trợ ổn định và làm giảm chi phí logistics. Đồng thời, đảm bảo vận doanh hiệu quả, không để Chính phủ phải bù lỗ. Bên cạnh đấy, xét về quy mô nền kinh tế và khả năng chi trả của người dân thì dự án cũng rất khả thi.
Dự án có thời gian chuẩn bị từ năm 2022 - 2025; thời gian thực hiện trong 16 năm, chia thành 3 giai đoạn. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1 (2025 - 2031): giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án; xây dựng đoạn tuyến Thủ Thiêm - Nha Trang với tổng chiều dài 361 km, tổng mức đầu tư 16,58 tỷ USD.
Giai đoạn 2 (2031 - 2038): xây dựng đoạn TP Hà Nội - TP Đà Nẵng dài 677,2 km, tổng mức đầu tư 26,44 tỷ USD
Giai đoạn 3 (2038 - 2041): xây dựng đoạn tuyến TP Đà Nẵng - TP Nha Trang dài 468,85 km để thông toàn tuyến với tổng mức đầu tư 18,65 tỷ USD.