Những lý do khiến nhiều "ông lớn" đầu tư vào nhà ở xã hội

19/08/2022 ,15:19
Sau khi VinGroup mạnh tay chi tiền xây dựng hơn 500.000 căn nhà thuộc dự án nhà ở xã hội thì các “ông lớn” như Novaland, Sun Group, Himlam, Hưng Thịnh… cũng bắt tay vào thực hiện nhiều dự án với quy mô hàng trăm nghìn căn nhà. Theo cam kết đã ký thì tổng số căn mà các chủ đầu tư phải hoàn thành trong 10 năm là hơn 1,2 triệu căn nhà. Hứa hẹn sẽ giải quyết được nhu cầu nhà ở hàng triệu người dân có thu nhập thấp.

Lý do khiến nhiều “ông lớn” trong ngành bất động sản đầu tư vào nhà ở xã hội

Theo nhận định của các nhà phân tích thì có 6 lý do đầu tư vào nhà ở xã hội mà nhiều ông lớn đổ xô xây dựng như vậy. Sau đây, Bất Động Sản 36 sẽ phân tích những lý do khiến cho cho các chủ đầu tư lớn trong ngành bất động sản liên tiếp xây dựng nhiều nhà ở xã hội. 

Các chủ đầu tư luôn có sẵn quỹ đất 

Theo quy định của Nhà nước, những dự án nhà ở thương mại có quy mô lớn hơn 2 ha tại đô thị đặc biệt và loại I, trên 5 ha ở đô thị loại II, loại III cần phải có 20% quỹ đất dành cho nhà ở xã hội. Do vậy, các chủ đầu tư càng lớn, có nhiều dự án đô thị, nhà ở thương mại sẽ luôn sẵn diện tích đất lớn để xây dựng nhà ở xã hội

Các chủ đầu tư luôn có sẵn quỹ đất để xây nhà ở xã hội

Các chủ đầu tư luôn có sẵn quỹ đất để xây nhà ở xã hội

Phát triển quỹ đất nhà ở thương mại hiện đang là bài toán khó, thủ tục kéo dài, chi phí sử dụng tăng cao. Trong khi đó, quỹ đất nhà ở xã hội lại sẵn, nên chủ đầu tư muốn phát triển sẽ có nhiều điều kiện để triển khai, không lo ngại về tiền sử dụng đất cao vì các dự án nhà ở xã hội đều miễn hoàn toàn. 

Nâng cao chất lượng sống và tối ưu hóa hạ tầng khu đô thị sẵn có

Chủ đầu tư các khu đô thị luôn được ưu tiên giao phần phát triển nhà ở xã hội, nếu không triển khai thì sẽ phải bàn giao lại cho cơ quan nhà nước. Lúc này, quỹ đất ấy sẽ được nhà nước chuyển cho đơn vị xây dựng dự án nhà ở xã hội khác phát triển. 

Hãy thử nghĩ xem, nếu như các đại đô thị có cảnh quan cao cấp như Vinhome Ocean Park, Ecopark, Vinhome Starcity… có 20% quỹ đất nhà ở xã hội bị giao cho chủ đầu tư không có uy tín, tầm phát triển sẽ xuất hiện những căn nhà kém chất lượng. Từ đó, làm giảm cảnh quan tổng thể, giảm chất lượng của cả khu đô thị, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lên các sản phẩm khác. 

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư phát triển đô thị như Vinhome, Novaland thì hệ thống hạ tầng, cảnh quan đô thị, các tiện ích đều xây dựng đồng bộ. Vậy nên, địa điểm xây dựng nhà ở xã hội không được ở vị trí đẹp trong khu đô thị nhưng vẫn được hưởng các dịch vụ tiện ích, cảnh quan chung. Đây chính là sự cộng hưởng để bán được sản phẩm tốt nhất. 

>> Xem thêm: Dự án căn hộ Việt đầu tiên dành cho người cao tuổi

Khơi thông dòng tiền cho chủ đầu tư

Hiện nay, quỹ tín dụng vào bất động sản đang bị siết chặt, việc bán hàng bị chững lại do thị trường trầm lặng, gây nên dòng tiền của các chủ đầu tư bị đứng im. Nhưng nhờ vào vốn vay để phát triển dự án nhà ở xã hội có khả năng cao sẽ thuận lợi, được các cơ quan quản lý ưu tiên giải ngân nhằm phục vụ nhu cầu an sinh xã hội. 

nhờ vào vốn vay để phát triển dự án nhà ở xã hội có khả năng cao sẽ thuận lợi

Nhờ vào vốn vay để phát triển dự án nhà ở xã hội có khả năng cao sẽ thuận lợi

Ngoài ra, giá bạn hợp lý chỉ từ 300 triệu/ 1 căn đã đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân, dẫn đến việc bán hàng sẽ thuận lợi. Nhờ vậy, các nhà đầu tư vẫn thu được dòng tiền từ khách hàng nhờ giá thành tốt, đánh vào nhu cầu thực tiễn của người dân. Do vậy, chủ đầu tư luôn được tiếp vốn từ các quỹ tín dụng cũng như nguồn tiền mua nhà của khách hàng. 

Số vốn mà nhà đầu tư bỏ ra tương đối ít

Có 3 lý do chính mà nhiều mà đầu tư chỉ phải bỏ ra số vốn thấp để xây dựng nhà ở xã hội như sau: 

  • Các dự án nhà ở xã hội được miễn hoàn toàn tiền thuê đất dẫn đến việc giá trị đầu tư giảm đáng kể so với các dự án nhà ở thương mại. 

  • Chi phí bán hàng và chạy marketing chỉ 2%, mà trong khi các dự án thương mại thường có tổng lên tới 8 - 10%. 

  • Do tiêu chuẩn bàn giao thấp, hạ tầng cơ sở, cảnh quan xung quanh tối giản hơn nên suất đầu tư xây dựng ít. 

Nhờ vào chi phí đầu tư không lớn, được vay vốn từ ngân hàng, việc bán hàng thuận lợi nên số vốn mà chủ đầu tư bỏ ra cho dự án không cao, dễ xoay vòng vốn, dòng tiền thu lại sớm, hiện thực hóa lợi nhuận nhanh. 

Lợi nhuận ổn định, bộ máy sử dụng được tối ưu

Theo thông tư 09/2021/TT-BXD, lợi nhuận tối đa mà dự án mang lại là 10% tổng vốn đầu tư. Đây là mức lợi nhuận không quá cao trong giai đoạn thị trường bất động sản đang đi lên. Nhưng với thị trường trầm lắng như hiện giờ thì mức này đang là tỷ suất lợi nhuận không hề thấp một chút nào. 

Triển khai dự án nhà ở xã hội sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực

Triển khai dự án nhà ở xã hội sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực

Với sự uy tín, thương hiệu và kinh nghiệm xây dựng nhiều dự án thì các “ông lớn” hoàn toàn không gặp khó khăn gì trong việc triển khai, thu lợi nhuận từ dự án nhà ở xã hội này. Đối với các dự án nhà ở thương mại, vấn đề về tài chính đang chậm, toàn bộ máy quản lý, vận hành được chuyển sang triển khai dự án nhà ở xã hội sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, hệ thống trong giai đoạn thị trường lắng đọng. 

>> Xem thêm: Các sản phẩm tiêu biểu của dự án Sun Grand Boulevard

Thực hiện trách nhiệm xã hội, tăng thêm uy tín cho các chủ đầu tư

Với việc cam kết xây dựng hơn hàng nghìn căn nhà ở xã hội thể hiện trách nhiệm với xã hội, với những người dân có thu nhập thấp, góp phần thiết thực trong an sinh xã hội của các chủ đầu tư. Tham gia xây dựng các dự án nhà ở xã hội đã tạo nên hiệu ứng marketing, PR hiệu quả tới khách hàng và các cơ quan nhà nước. 

Với sự kết hợp của những đơn vị đầu tư, xây dựng có thương hiệu, với bề dày kinh nghiệm, tâm huyết, năng lực, cùng với sự hỗ trợ tài chính cũng như các chính sách thì nguồn cung nhà ở xã hội sẽ được cải thiện, góp phần giải quyết an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế bền vững.