Theo một cuộc khảo sát của CNBC với hơn 7.000 người trưởng thành cho thấy, có đến hơn 70% cho rằng thị trường nhà đất ở trong trạng thái bong bóng và có hơn 50% tin rằng đây là thời điểm không thích hợp để mua nhà.
Giá cả chính là yếu tố quan trọng để giữ chân các khách hàng tiềm năng. Có đến khoảng 38% người mua đã phải trì hoãn kế hoạch mua nhà do tình hình lạm phát tăng cao. Theo nhận xét từ các chuyên gia, kế hoạch mua bán nhà của khách hàng đang bị chậm trễ, xáo trộn, đây có thể là nguyên nhân khiến khoảng cách giữa tỷ lệ sở hữu các giai cấp ngày một cao.
Giá nhà đang tăng
Tính riêng tại Mỹ, theo dữ liệu từ Hiệp Hội Môi giới Quốc gia, giá bán nhà trung bình trong tháng hai là hơn 357.000 USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ vay thế chấp cũng tăng cao khiến khách hàng phải trả khoản tiền khá cao khi mua nhà.
Nhiều chuyên gia nhận định, đây là thời điểm rất khó khăn, đặc biệt là với những người trẻ mua nhà hoặc những người có nguồn ngân sách hạn chế. Khi giá nhà đất tăng, nhiều người bán cũng dễ bị cám dỗ dẫn đến việc tăng giá nhà để tăng thêm lợi nhuận.
Trên thực tế, nếu bạn tính toán kỹ lưỡng ngân sách cá nhân, bao gồm các khoản thu nhập hàng tháng, các khoản lãi phải trả, các khoản nợ…Nếu nhận thấy bản thân đủ khả năng chi trả, bạn hoàn toàn có thể xuống tiền để mua nhà, thậm chí là trả giá cao hơn để có được lợi thế hơn so với những người mua khác.
Ngoài ra, thời gian bạn dự định sống ở một khu vực nào cũng là yếu tố quan trọng để quyết định về việc có mua nhà ở thời điểm này không. Nếu bạn muốn sống trong thời gian dài, thậm chí là cả đời thì vẫn có thể trả thêm tiền để sở hữu cho mình một căn nhà ưng ý nhất vào thời điểm này.
Mặt khác, một số trường hợp bạn không nên xuống tiền mua nhà vào thời điểm này. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, bạn nên kiên trì với kế hoạch ngân sạch ban đầu nếu việc trả thêm tiền mua nhà làm ảnh hưởng cho các mục tiêu tài chính khác. Chẳng hạn như: tiết kiệm để đầu tư, nghỉ hưu…
Khi nào không nên trả thêm tiền mua nhà?
Bạn cũng không nên sử dụng số tiền tiết kiệm để mua một ngôi nhà quá đắt đỏ so với kế hoạch tài chính ban đầu. Tốt nhất, bạn nên lập ngân sách cụ thể cho từng hạng mục chi phí biến đổi như: bảo hiểm, thuế, sửa chữa…