Điểm sáng của thị trường bất động sản Việt Nam những tháng cuối năm

08/10/2022 ,15:31
Thị trường bất động sản Việt Nam đang trải qua thời kỳ khó khăn khi hàng loạt các dự án bị đình trệ, nguồn cung trở nên khan hiếm. “Tắc” dòng vốn cũng chính là nguyên nhân khiến tính thanh khoản suy giảm mạnh nhất trong 3 năm gần đây. Những thị trường lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, lượng khách hàng tìm kiếm bất động sản giảm từ 14 đến 19%. Các loại hình bất động sản cũng giảm sâu từ 9 đến 50%.

Nguồn vốn là thách thức lớn nhất của thị trường bất động sản

Theo các chuyên gia bất động sản, tắc nghẽn nguồn vốn chính là nguyên nhân của sự suy thoái thị trường bất động sản Việt Nam. Tín dụng đang trên đà tăng trưởng nhanh so với mục tiêu 14% của Chính phủ trong năm 2022 khiến nguồn vốn chính đều “hẹp cửa” với các doanh nghiệp bất động sản. 

Bên cạnh đó, nguồn vốn từ trái phiếu cũng không có tín hiệu khả quan. Năm 2022, việc phát hành trái phiếu giảm mạnh, đặc biệt là với nhóm bất động sản. Chỉ 6 tháng đầu năm, tổng giá trị phát hành trái phiếu đã giảm 31,5% so với cùng kỳ, tức là chỉ đạt 180 nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là do các cơ quan quản lý có động thái cứng rắn trong quản lý thị trường tài chính khiến lượng phát hành trong quý 2/2022 vừa qua sụt giảm mạnh. Năm 2023 - 2024, lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn. Do đó, đây chính là thời kỳ khó khăn, áp lực với nhiều doanh nghiệp khi phải tìm cách xoay sở dòng tiền để đáo hạn trái phiếu. 

Tắc nghẽn nguồn vốn chính là nguyên nhân sử sự suy thoái thị trường bất động sản Việt Nam

Tắc nghẽn nguồn vốn chính là nguyên nhân sử sự suy thoái thị trường bất động sản Việt Nam

Dự báo trong tương lai gần, bất động sản sẽ là lĩnh vực khó thu hút nguồn vốn tín dụng và trái phiếu khi việc cấp hạn mức tín dụng sẽ dựa vào năng lực của từng ngân hàng. Đặc biệt, nguồn vốn cũng trở nên khó khăn hơn khi tín dụng bất động sản sẽ phải ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội, khu vực sản xuất và hạ tầng công nghiệp. 

Những rào cản khiến môi giới bất động sản gặp nhiều khó khăn. Họ phải đứng trước hàng loạt các thách thức, các giao dịch khó thành công vì khách hàng không vay được vốn. Cùng với đấy là tâm lý e dè, không dám đầu tư khi thị trường lắng xuống. Ngoài ra, giá bất động sản quá cao cũng khiến nhiều khách hàng chần chừ, đợi giá bất động sản giảm thêm với “xuống tiền”. 

Nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường 

Mặc dù đang trong thời kỳ khó khăn nhưng nhiều chuyên gia bất động sản vẫn có cái nhìn lạc quan với thị trường bất động sản Việt Nam. Nếu xét trong khoảng thời gian trung và dài hạn thì bất động sản vẫn được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố cơ bản. Đó chính là sự tăng trưởng của GDP vẫn ở mức ổn định. Năm 2019, GDP đạt 7%, đến năm 2022 dự kiến có thể đạt được là 7,5%. Cùng với đó là vốn giải ngân FDI vẫn ổn định qua các năm,  từ năm 2019 đến hiện tại, giải ngân FDI hàng năm đạt khoảng 20 tỷ USD. 

Nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường

Nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường

Ngoài ra, một tín hiệu tích cực nữa là sự gia tăng của tầng lớp thượng lưu qua các năm. Năm 2019 Việt Nam có 20 triệu người thuộc tầng lớp thượng lưu và đến năm 2021 con số này đã đạt mốc 24 triệu người. Dự đoán đến năm 2025 sẽ tăng lên 27 triệu người. GDP đầu người cũng tăng ổn định, năm 2019 là 3,4 nghìn USD, đến năm 2021 tăng lên mức 3,7 nghìn USD và dự kiến năm 2025 tăng lên 5,2 nghìn USD. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ đô thị hóa đang tăng nhanh. Năm 2019 là 35%, đến 2021 đã tăng lên mức 37% và dự kiến là khoảng 40% vào năm 2025.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, những khu vực có nội tại tốt sẽ có sự tăng giá ổn định và bền vững. Ngoài ra, nguồn cung nhà ở xã hội cũng được kỳ vọng có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện tại, hàng loạt các ông lớn như Vinhomes, Nova, Bitexco… đều công bố các kế hoạch làm nhà ở xã hội để góp phần an sinh xã hội.