3 ông lớn của Mỹ thâu tóm 17 triệu ha đất nông nghiệp của Ukraine

03/08/2022 ,11:21
Ba doanh nghiệp lớn của Mỹ là Cargill, Dupont và Monsanto đã tiến hành thỏa thuận, mua gọn 17 triệu ha đất nông nghiệp tại Ukraine.

17 triệu ha đất nông nghiệp của Ukraine đã bán

Ngày 27.7 tờ Australian National Review đã đăng tải một thông tin vô cùng nóng, thu hút hàng ngàn người quan tâm. Đó chính là tên 3 công ty lớn của Mỹ thỏa thuận thành công, mua 17 triệu ha đất nông nghiệp của Ukraine. Ba ông lớn được nhắc đến ở đây gồm có: Cargill, Dupont và Monsanto.

Đây là những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu tại Mỹ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển hạ tầng và hóa chất. Hậu thuẫn cho các doanh nghiệp này là 3 quỹ đầu tư lớn nhất trên thế giới, bao gồm Vanguard, BlackRock và Blackstone.

Giới truyền thông thế giới đã rất kinh ngạc trước quy mô của thương vụ này. Nhiều tờ báo đã đưa ra so sánh số đất nông nghiệp mà 3 tập đoàn Mỹ mua tại Ukraine còn nhiều hơn tất cả lượng đất nông nghiệp của nước Ý (theo thông kê, nước Ý có tổng đất nông nghiệp là 16,7 triệu ha). 

17 triệu ha đất nông nghiệp của Ukraine đã bán cho 3 tập đoàn của Mỹ 

17 triệu ha đất nông nghiệp của Ukraine đã bán cho 3 tập đoàn của Mỹ 

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Ukraine, trước chiến sự với Nga, nước này có khoảng hơn 30 triệu ha đất nông. Tuy nhiên, hiện tại đã có ¼ đất canh tác đã bị tàn phá trong cuộc chiến với Nga. Đất nước Ukraine hiện chỉ còn khoảng 22,5 triệu ha đất nông nghiệp. Như vậy, 3 doanh nghiệp của Mỹ đã thâu tóm tới 75% đất nông nghiệp của Ukraine sau thương vụ này. 

Một điều đáng chú ý ở đây là vào năm 2013, sau khi Ukraine hủy bỏ một sắc luật cấm người nước ngoài mua đất thì một công ty nông nghiệp của Ukraine đã ký kết thỏa thuận thuê đất canh tác 50 năm với  Tập đoàn Sản xuất và xây dựng Tân Cương (XPCC) của Trung Quốc. Theo đó, Ukraine đã bàn giao  100.000 ha đất canh tác, sau 50 năm diện tích được giao sẽ tăng lên đến 3 triệu ha. 

Đặc biệt, trong bối cảnh chiến tranh, khủng hoảng tại Ukraine, một công ty của Trung Quốc đã nhân cơ hội để thâu tóm doanh nghiệp sản xuất động cơ máy bay của đất nước này. Tuy nhiên, thương vụ này đã không thành công do sự can thiệp và phản đối quyết liệt của Mỹ.