Chiến lược “thoát hiểm” trong đầu tư bất động sản

20/12/2022 ,15:42
Trong bất cứ lĩnh vực đầu tư nào, đặc biệt là bất động sản, bạn cũng cần có kế hoạch “rút lui/thoát hiểm” trong những tình huống cấp bách để không bị mắc kẹt trong “bẫy” đầu tư. Vậy chiến lược thoát hiểm trong bất động sản là gì, làm thế nào để rút lui một cách an toàn, đảm bảo được vốn đầu tư, thậm chí có thêm lợi nhuận? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của BDS36.

Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản là gì?

Chiến lược thoát hiểm trong bất động sản là một kế hoạch khả thi mà nhà đầu tư có thể thực hiện để rút khỏi thị trường đầu tư một cách an toàn nhưng vẫn kiếm được một khoản lợi nhuận. Chiến lược này cần được lên kế hoạch trước khi đưa ra quyết định, kể cả với những bất động sản tiềm năng. Sau đó, cần được thực hiện và thay đổi dựa trên tình hình thực tế. Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị một kế hoạch dự phòng nếu thực hiện không thành công kế hoạch ban đầu. 

Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản đóng vai trò quan trọng

Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản đóng vai trò quan trọng

Việc lập ra chiến lược thoát hiểm ngay từ đầu sẽ giúp nhà đầu tư nắm được chìa khóa vàng trong tay, góp phần tạo nên thành công cho thương vụ đầu tư. Đây chính là lý do vì sao chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản đóng vai trò quan trọng, bất kể bạn định đầu tư trong thời gian ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. 

Khi nói đến chiến lược thoát hiểm, sẽ không có một công thức hay kế hoạch cụ thể nào phù hợp với tất cả mọi người. Điều này, phụ thuộc vào kinh nghiệm đầu tư và tình hình thị trường lúc bấy giờ. Do đó, bạn cần  dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và cân nhắc thật kỹ các lựa chọn của mình. 

Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản gồm có: 

  • Mục tiêu dài hạn: bạn cần xác định rõ muốn kiếm dòng tiền hàng tháng hay muốn kiếm lợi nhuận một cục khi bán. 

  • Thời gian giữ bất động sản: thời gian bạn muốn giữ bất động trong bao lâu? Bạn muốn mua để đầu tư dài hạn hay đầu tư lướt sóng hay kết hợp cả hai? Bạn có chấp nhận bán lỗ tài sản của mình để rút lui khỏi thị trường đầu tư ở một thời điểm cụ thể nào đó không? 

  • Nhu cầu thanh khoản: bạn cần xác định mình có đủ khả năng tài chính để chi trả các khoản phát sinh đột ngột hay cần phải rút lui khoản đầu tư sớm hơn kế hoạch để có thanh khoản trong những trường hợp khẩn cấp. 

Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản

Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản

  • Mối quan hệ giữa các chủ sở hữu: nếu bạn đầu tư chung sản phẩm bất động sản với những người khác thì cần có kế hoạch nếu đối tác không muốn tiếp tục đầu tư hoặc không đủ khả năng đầu tư và muốn rút lui. 

  • Tài chính: nếu bạn mua bất động sản với khoản vay thế chấp thì cần biết khi nào khoản nợ đáo hạn. Khoản vay đó có thể chuyển nhượng cho người mua bất động sản tiếp theo hay không? 

  • Điều kiện thị trường: khi thị trường thuận lợi bạn có sẵn sàng bán bất động không? Hoặc nếu thị trường có những bất lợi bạn có thể giữ tài sản lâu hơn dự kiến để chờ thời gian ổn định và có dấu hiệu tích cực hơn không? 

Các chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản bạn đã biết?

1. Bán toàn bộ bất động sản

Chiến lược phổ biến nhất để thoát hiểm trong đầu tư bất động sản là bán toàn bộ tài sản. Với những tài sản đang cho thuê, trước khi bán cần xem xét các điều khoản trong hợp đồng để hạn chế phát sinh những rắc rối về pháp lý sau này.

Một nguy hiểm tiềm ẩn trong chiến lược thoát hiểm đầu tư bất động sản truyền thống này là thị trường không phải lúc nào cũng hợp tác với kế hoạch của bạn. Điều kiện kinh tế quốc gia hoặc tình hình thị trường địa phương có thể gây những bất lợi cho việc bán bất động sản tại thời điểm bạn muốn rút lui. Nếu bất động sản được đầu tư bởi nhiều người thì thời điểm bán có thể bị đẩy nhanh hoặc trì hoãn do các bên chưa thống nhất. 

2. Sử dụng phương án đòn bẩy tài chính

Mặc dù khoản vay của bạn không thể giúp bạn rút lui khỏi thị trường đầu tư ngay lập tức nhưng đây là cách để giải phóng vốn đầu tư hoặc có thêm thời gian để chờ đợi thị trường có tiến triển tốt hơn. Sử dụng đòn bẩy tài chính làm tăng dòng tiền nhưng cũng làm tăng rủi ro tổng thể. Bởi lẽ, khoản vay có thể sẽ bị hoàn trả trước khi bạn bán được bất động sản. Điều này, gây nên áp lực tài chính cho nhà đầu tư.

Những chiến lược thoát hiểm hiệu quả trong đầu tư bất động sản 

Những chiến lược thoát hiểm hiệu quả trong đầu tư bất động sản 

Lưu ý, một số loại khoản vay vẫn có thể chuyển nhượng cho người mua tài sản tiếp theo. Các khoản vay còn mất phí hủy bỏ và thời hạn trả cố định gây khó khăn trong việc rút lui khỏi thị trường đầu tư. Do đó, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp đòn bẩy tài chính trong chiến lược thoát hiểm đầu tư bất động sản khi đã lập kế hoạch cẩn thận và tính đến các mục tiêu đầu tư rõ ràng. 

3. Thay đổi chiến lược đầu tư hoặc bán một phần bất động sản 

Nếu tình hình thị trường không thuận lợi cho việc bán bất động sản vào thời điểm bạn muốn rút một khoản đầu tư thì nên thay đổi chiến lược để giải phóng giá trị. Chẳng hạn như, nếu bạn đang sở hữu một dãy trọ hoặc tòa chung cư, hãy xem xét đến việc bán từng căn thay vì cố gắng bán toàn một tài sản cùng một lúc. Nếu bạn chưa thể bán bất động sản theo đúng kế hoạch thì vẫn có thể tìm người thuê mới để cải thiện dòng tiền. 

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên cân nhắc đến việc thay đổi mục đích sử dụng tài sản. Chẳng hạn như, chuyển đổi không gian thương mại thành khu dân cư, tòa nhà văn phòng, bố trí thêm các khu vực dịch vụ tiện ích… Những phương án này sẽ giúp bạn tái sử dụng bất động sản hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi tốt hơn để bán. Ngoài ra, việc cải tạo nội thất, nâng cấp ngoại thất, cải thiện cảnh quan cũng sẽ làm tăng giá trị cho bất động sản của bạn. 

Với việc lập kế hoạch cẩn thận và nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng sẽ giúp chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản của bạn khả thi và hiệu quả. Hãy là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, có kiến thức và đủ bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.