Khám phá cung điện Potala Tây Tạng

21/09/2022 ,15:04
Potala là cung điện nằm tại Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Đây là nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma, đến đời thứ 14 thì bị lưu vong sang Dharamsala Ấn Độ. Nơi đây còn được xem như một viện bảo tàng sống động cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương, Đạt Lai Lạt Ma.

Tổng quan của cung điện Potala

Cung điện Potala hay còn được gọi với tên khác là Bố Đạt La cung - quần thể tiêu biểu cho Phật giáo Tây Tạng. Đây cũng là một trong những cung điện ấn tượng nhất trên thế giới với độ cao xây dựng hơn 3.600m. Công trình được xây dựng vào năm 637 sau Công nguyên như một mốc đánh dấu cho cuộc hôn nhân giữa vua Tùng Tán Can Bố và Công chúa Văn Thành.

Tòa cung điện này đã tồn tại đến thế kỷ thứ 17 và được Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 xây dựng lại. Khi này Potala mới thực sự trở thành cung điện của Hoàng Mạo Giáo và được thiết kế lại với quy mô lớn, xây dựng trong hơn 50 năm mới hoàn thành. 

Toàn cảnh Cung điện Potala 

Toàn cảnh Cung điện Potala 

Bố Đạt La cung là một phần của Quần thể Lịch sử bao gồm tu viện Đền Jokhang lân cận và Cung điện mùa hè của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Nơi đây còn lưu giữ các bộ tài liệu lịch sử về Phật Giáo, di tích văn hóa của Tây Tạng như: Lăng mộ của tám vị Đạt Lai Lạt Ma, hàng ngàn bức tượng, tác phẩm điêu khắc, đồ vật quý giá. 

Quy mô của công trình cung điện Potala

Potala là công trình có tổng diện tích lớn lên tới 130.000 m2. Cung điện Potala bao gồm 3 phần: Khu cung thành phía trước núi, Khu cung thất trên đỉnh núi, Khu hồ sau núi. Cung thành sẽ có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 gác lầu. Bên trong thành là các cơ quan phục vụ với nhiều chức năng khác nhau như: Viên in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni, nhà giam, chuồng ngựa. Con đường dẫn tới cung thất được trải rộng bằng những viên đá tròn hết sức đẹp mắt. 

Potala là công trình có tổng diện tích lớn lên tới 130.000 m2

Potala là công trình có tổng diện tích lớn lên tới 130.000 m2

Tam Thánh Mật Tông – Tùng Tán Cán Bố (giữa) cùng 2 người vợ – công chúa Xích Tôn (trái) và công chúa Văn Thành (phải), những người có công rất lớn cho việc phát triển Mật Tông

Tam Thánh Mật Tông – Tùng Tán Cán Bố (giữa) cùng 2 người vợ – công chúa Xích Tôn (trái) và công chúa Văn Thành (phải), những người có công rất lớn cho việc phát triển Mật Tông

Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso

Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso

Phòng đại triều dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 6

Phòng đại triều dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 6

Phòng đại triều của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, đây là phòng rộng nhất trong Cung điện

Cung điện Đỏ

Cung điện Potala đã để dành 1 phần cung điện cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sử, cầu nguyện Phật giáo. Nơi này còn là chỗ lưu giữ hài cốt của 8 vị Đạt Lai Lạt Ma trong các ngôi mộ bảo tháp, ngôi mộ lớn nhất dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. 

Cung điện Đỏ

Cung điện Đỏ

Phòng lớn nhất của cung điện được chọn là phòng tưởng niệm rộng hơn 680 m2 với các bức tranh tường, trong đó có bức tranh vẽ cảnh Đạt Lai Lạt Ma gặp Hoàng đế Shunzhi (Thuận Trị) vào năm 1652. Tại Cung điện Đỏ này có một hang động, đây là nơi ngồi thiền định của Songtsen Gampo. Đây cũng là một trong 2 nơi còn tồn tại nguyên vẹn cho đến bây giờ. 

Bạch Cung

Bạch Cung là nơi ở của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các văn phòng hành chính khác. Căn phòng lớn nhất có cấu trúc 7 tầng. Chính điện phía Đông là nơi chứa ngai vàng của Đạt Lai Lạt Ma tại căn phòng với diện tích 717 m2. Các văn phòng hành chính dành cho quan chức chính phủ nằm tại tầng 5, tầng 6. Nơi ở của Đạt Lai Lạt Ma được sắp xếp ở tầng cao nhất, bao gồm 2 căn phòng to nhất. 

Bạch Cung

Bạch Cung

Potala Place được xem như tượng đài về tôn giáo, chế độ thần quyền của Tây Tạng. Hiện nay, kiến trúc độc đáo của quần thể cung điện uy nghi này đã trở thành một trong những địa điểm hành hương dành cho các tín đồ Phật giáo của Tây Tạng và khách du lịch quốc tế.